Thứ Ba, 26 tháng 1, 2010

Kỳ III: Đạo lý nghề và trào lưu nhà báo salon

Gửi Đàm Minh Thụy và Vũ Mạnh Cường, trước khi chúng ta nói chuyện tiếp, hai anh hãy đọc đoạn trích dưới đây, còn một trường hợp nữa là một phóng viên tên tuổi và uy tín vô cùng lớn cuả báo chí thế giới (Mỹ) ngồi nhà nhưng lại viết bài tường thuật chiến sự cũng từ cách nhào nặn và bịa đặt tin tức, tôi để cho các anh tự tìm hiểu.

Đàm Minh Thụy, dù anh không còn là nhà báo, anh cũng nên giữ chút thể diện cho cái danh mà anh đã từng mang nó. Anh làm kinh doanh, mà lại làm quảng cáo, cho nên việc câu khách cho Blog của mình là chuyện đương nhiên. Nhưng nên có lòng tự trọng khi viết bài, bởi khi đã mang chữ nhục thì khó gột rửa lắm.

Tại sao anh không dám giữ lại nội dung trong ShoutBox mà tôi gửi cho anh, anh xấu hổ đúng không? Nếu vậy còn tốt

Trên đời này đạo văn, đạo bằng cấp, đạo chất xám nhiều rồi, anh đừng nên đạo báo, đừng nên ăn cắp thêm nữa - Nhục lắm. Nếu có lấy chỗ này một tí, lấy chỗ kia một ít thì cũng nên để lại trích dẫn hay cái gì đó tương tự (Thật xấu hổ cho hai anh khi tôi phải nhắc các anh về việc trích dẫn)

Khi các Blogger đọc bài Bạo hành thuở đang yêu và xem bộ phim Chuyện nhà mộc - phần 2 rồi thì mọi người sẽ nhận ra ngay sự thật Ăn Cắp Chất Xám của anh.

Là đàn anh của các anh tôi chỉ có vài lời như thế thôi.

"Nhưng cũng xin nói ngay là khái niệm vì công chúng không đồng nghĩa với thị trường, sát cánh cùng ước muốn của bạn đọc không đồng nghĩa với chạy theo thị hiếu bằng những tin giật gân, câu khách.

Cũng vậy, một bản tin trình bày nhiều quan điểm khác nhau chắc chắn sẽ sinh động, đáng tin và vì thế “bán chạy” hơn một tin tóm lược vài ba ý từ một phía nào đó.

Áp dụng triệt để giá trị nghề nghiệp, suy cho cùng, là một trụ cột cho sự tồn vong và phát triển. Những tờ báo lớn và uy tín nhất VN hiện nay nằm ở chữ tín trong lòng bạn đọc, ở sự mạnh bạo chuyên nghiệp hóa dần để xả thân thực hiện trách nhiệm trong việc thông tin và làm diễn đàn cho công chúng cũng như trong cuộc chiến chống tham nhũng và tiêu cực…

Dĩ nhiên, chuyên nghiệp hóa không phải là chuyên ngày một ngày hai mà kéo dài hàng thập kỷ, đòi hỏi những nỗ lực đồng loạt và sự đồng thuận trong một nghị trình cấp quốc gia giữa giới quản lý, giới trong nghề và giới giáo dục báo chí.

Nhưng vấn đề cần được quan tâm gấp trước khi quá muộn. Công nghệ thông tin hiện đại đang tạo ra một trào lưu nhà báo công dân đang lan rộng khắp thế giới.

Điển hình là vụ giới blogger Mỹ phát hiện nhà báo kỳ cựu Dan Rather sử dụng một tài liệu giả mạo mà không kiểm tra trong một phim tài liệu về TT Bush trên đài CBS (buộc ông này phải từ chức và nghỉ hưu trong cay đắng), hay vụ một fan âm nhạc Việt lên mạng điều tra ra Bảo Chấn copy nhạc Nhật.

Khi những người dân bình thường xưa nay chỉ biết nhận tin, nay được trang bị đầy đủ những phương tiện sản xuất, trở thành một nguồn thông tin khổng lồ mới thì báo chí chính thống lại càng phải tự nổi bật lên bằng những giá trị chuyên nghiệp ít thấy trong báo chí công dân.

Đó là ở năng lực vượt trội trong việc khai thác, điều tra và thể hiện thông tin chính xác và kịp thời với hiệu quả truyền thông tối ưu, ở sự công mình, vô tư, trung thực, khách quan… trong từng dòng tin bài.

Chuyên nghiệp hóa cũng đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết bởi trong cuộc chơi toàn cầu mà thông tin là sự sống còn, dân ta cần thông tin chuyên nghiệp để ra quyết định. Cũng đã đến lúc báo chí ta sẽ “mang tin đi rắc xứ người”.

Và để những thông điệp VN đó hiệu quả, điều đầu tiên là chấp nhận những chuẩn mực quốc tế. Nhìn sang Singapore và sự chuyển mình gần đây trong nền báo chí Trung Quốc, chúng ta sẽ học được nhiều trong vấn đề này.

Cho nên, vì cái nghề mình đang hết lòng và tự hào phụng sự, tôi phải viết bài này, dù biết mình rất có khả năng phải “chịu trận”."

Nguyễn Đức An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét